MODERNIZATION - Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước


Đăng nhập
Skip Navigation Links
OnlineExpand Online

Đăng ký
Welcome to the Modernization website - Chào mừng bạn đến với Website Hiện đại hóa quản lý vận hành HTTL





           
            SƠ LƯỢC (LỊCH SỬ) QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TƯỚI

    
Trước năm 2001 Nhà nước chưa có chủ trương đầu tư cho hiện đại hóa các hệ thống thủy nông (HTTN). Chỉ có một số hệ thống công trình thuỷ lợi mà chủ yếu là các HTTN được hiện đại hóa các công trình đầu mối như HTTN Đan Hoài, HTTN Thạch Nham, HTTN Sông Nhuệ,... Vốn đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các công trình đầu mối đó chủ yếu từ những dự án ODA và do các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi (QLKT CTTL) tự túc…
Một số trạm bơm được lắp đặt các trang thiết bị tự động hóa và được điều khiển tự động từ tủ điều khiển nhờ các thiết bị lập trình (PLC). Chỉ một vài trạm bơm được hiện đại hóa điều khiển từ giao diện trên máy vi tính...
    
     Từ năm 2001, ba đề tài NCKH về hiện đại hóa QLVH thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ: “Nghiên cứu nâng cấp, hiện đại hoá và đa dạng hoá mục tiêu sử dụng các công trình thuỷ lợi” đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, truyền thông và tự động hóa để từng bước hiện đại hóa quản lý vận hành 3 hệ thống thủy nông điển hình: Phù Sa (Hà Tây cũ), Ấp Bắc - Nam Hồng (Hà Nội) và Gò Công (Tiền Giang). 3 mô hình công nghệ - hệ thống giám sát và điều khiển (SCADA): SCADA/MAC, VKHTLMB SCADA, VKHTLMN SCADA đã được ứng dụng tại 3 HTTN kể trên nhằm nâng cao hiệu quả QLVH các HTT đó và là những mô hình mẫu để nhân rộng áp dụng cho các HTTN khác.... 
.

            

Từ năm 2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thiết lập và thực hiện Dự án Hỗ trợ Thuỷ lợi Việt Nam (VWRAP) gồm 4 hợp phần với tổng kinh phí đầu tư là 176,5 triệu USD. Trong đó, hợp phần Hiện đại hoá hệ thống tưới (154,7 triệu USD): thực hiện công tác hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và quản lý cho 6 hệ thống tưới lớn của Việt Nam.

Dự án VWRAP đã xác định và giải quyết các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả quản lý yếu kém bằng cách tập trung vào việc nâng cấp quản lý hệ thống, tăng cường sự tham gia của người dân và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để cho phép IMCs cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Trước đây, Chính phủ Việt Nam chỉ mới tập trung vào việc khôi phục các hệ thống nhằm đảm bảo được những tiêu chuẩn thiết kế ban đầu mà chưa xem xét, xử lý các vấn đề về quản lý – đó mới chính là các vấn đề làm cho các hệ thống tưới hoạt động ở mức dưới năng lực thiết kế, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Trong dự án VWRAP, cả cơ sở hạ tầng lẫn quản lý hệ thống đều được nâng cấp với các tiêu chuẩn hiệu quả vận hành cao hơn.

Hợp phần Hiện đại hoá hệ thống tưới của dự án VWRAP đã đầu tư cho việc nâng cấp, xây dựng hàng loạt các công trình trong đó có các hệ thống SCADA nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Các hệ thống tưới linh hoạt hơn, tin cậy hơn với một hệ thống phân phối nước công bằng;

• Sử dụng tốt hơn dung tích trữ nước của hồ chứa;

Giảm tổn thất do thấm trên các kênh tưới;

• Tính toán phân tích cân bằng nước làm cơ sở cho việc đánh giá tính khả thi, nâng cao năng lực chuyển nước của các kênh chính nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai;

Hoàn thiện các hệ thống phân phối nước tưới và tiêu đến tận mặt ruộng.

Hợp phần hiện đại hóa tưới sẽ cải tạo và hiện đại hoá các công trình hạ tầng cơ sở và công tác quản lý của 6 hệ thống thủy lợi. Các công trình thuỷ lợi được nâng cấp để phân phối nước một cách tin cậy, linh hoạt, hiệu quả và công bằng. Điều này sẽ đạt được thông qua việc cải tạo các kênh bị xuống cấp, lắp đặt mới các công trình kiểm soát nước và đo lưu lượng và phát triển hệ thống kênh cấp dưới. Từ năm 2008 đến năm 2012 Dự án Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam (VWRAP) đã nghiên cứu, thiết kế 4 mô hình công nghệ GS&ĐK khác là BCEOM1 SCADA (được ứng dụng ở HTT Yên Lập, BCEOM2 SCADA (được ứng dụng ở HTT Cầu Sơn - Cấm Sơn và HTT Kè Gỗ), HASKONING SCADA (được ứng dụng ở HTT Phú Ninh, Đá Bàn), BRLI SCADA (được ứng dụng ở HTTL Dầu Tiếng)…

Hiện đại hóa các công trình hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các công ty KTCTTL cung cấp được nhiều nước hơn để đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước khác nhau như nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp và tạo điều kiện để nâng cấp năng lực điều hành quản lý nguồn nước.

Hợp phần hiện đại hoá hệ thống tưới cũng nhằm mục đích nâng cấp quản lý hệ thống, giúp cho các công trình mới nâng cấp được sử dụng một cách có hiệu quả. Mỗi một Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi của tỉnh sẽ lập và thực hiện các kế hoạch toàn diện bao gồm vận hành, duy tu và quản lý tài chính. Một chương trình quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM) sẽ được xây dựng cho từng tiểu dự án, theo đó các nhóm hộ dùng nước (WUG) sẽ được thành lập, và họ sẽ được ký hợp đồng cung cấp nước theo thể tích với các Cty KTCTTL, thông qua đó tăng cường trách nhiệm của Cty KTCTTL. Các WUG cũng sẽ có đại diện trong Ban quản lý của Cty KTCTTL.

 Vấn đề an toàn đập khi cấp nước cho các hệ thống sẽ được cải thiện thông qua công tác sửa chữa đập, chẳng hạn như bổ xung các đập tràn sự cố, gia cố mái kênh, cơ khí hóa cửa tràn và sửa chữa các công trình lấy nước...

  ..

                                                    



 
 

 





Loading






© 2006 - 2024 Tác giả Website: PGS. TS. Ngô Đăng Hải
Tel. 0912151203
Website:
http://www.hiendaihoa.net
E-mail: ngodanghai@yahoo.com, ngodanghai@tlu.edu.vn