MODERNIZATION - Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước


Đăng nhập
Skip Navigation Links
OnlineExpand Online

Đăng ký
Welcome to the Modernization website - Chào mừng bạn đến với Website Hiện đại hóa quản lý vận hành HTTL



HyperLink Đừng để sông Tô Lịch chết vì ô nhiễm

Không hiểu từ bao giờ đã có những câu thơ đẹp và mơ mộng về sông Tô Lịch:
"Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm reo”...

Sông Tô Lịch (gọi tắt là sông Tô) hay còn gọi là sông Lai Tô, sông Lương Bài, sông Địa Bảo... Nhưng theo dòng chảy của thời gian dòng sông Tô Lịch đã không còn được gọi bằng những cái tên ấy. Bây giờ người ta gọi đó là con sông bẩn nhất, con sông ô nhiễm nhất… Nghe mà buồn, nỗi buồn của cả một dân tộc, một thủ đô. Bởi suy cho cùng con sông vốn trong xanh ấy bị ô nhiễm như bây giờ là do ý thức của con người.
Theo nhiều con số thông kê, hiện nay, mỗi ngày sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý. Dòng chảy của sông Tô Lịch sau đó hòa vào sông Nhuệ và sông Hồng. Các chỉ số ô nhiễm của dòng sông ở mức báo động, vượt chuẩn cho phép rất nhiều lần. Nước sông Nhuệ hoàn toàn không thể sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất và thậm chí cả trồng trọt.
Đi dọc hai bên bờ sông chúng ta dễ dàng nhìn thấy hàng mấy trăm ống nước thải to, nhỏ của các hộ dân xung quanh. Thống kê sơ bộ cho thấy, dọc tuyến sông Tô Lịch dài 14,6km có hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống tròn đường kính 300 - 1.800mm và hàng trăm cống nhỏ dân sinh đổ ra sông. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm chính cho sông Tô Lịch.Trong đó có nhiều ống nước thải to đến mức có thể tống mọi rác thải từ trong nhà dân xuống sông. Người dân thì vô ý thức vứt rác một cách vô tư và vô tâm với đủ thể loại rác sinh hoạt, thậm chí cả bóng điện, kim tiêm… Hơn thế nữa còn có những người phóng uế tuỳ tiện hai bên bờ sông, nhưng khi dưới con sông bốc mùi lên thì chính họ lại kêu ầm ĩ. Tôi không hiểu tại sao lại có hàng trăm, hàng nghìn ống nước thải to, nhỏ ấy ngay từ khi thi công công trình nạo vét, kè bờ sông vào năm 2003? Để rồi bao nhiêu tiền của nhân dân, của nhà nước đổ vào cải tạo dòng sông sông mà ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm.
Sở TNMT đưa ra phương án khả dĩ cho việc cải tạo nước sông là phương án xử lý bán tập trung, kết hợp với xử lý tại nguồn. Theo đó, hiện dọc tuyến Tô Lịch có 10 cửa xả lớn — cống hộp, khoảng 200 cống tròn đường kính từ 300mm đến 1.8000mm. Đối với cửa xả lớn, các ngành chức năng đã đề xuất xây các trạm xử lý nước thải công suất nhỏ cho từng cửa xả hoặc một số cửa xả gần nhau. Nước sau khi xử lý có thể trả lại dòng sông, hoặc cũng có thể dùng làm nước vệ sinh, tưới cây… Còn với các cửa xả trung bình, có thể thu gom tập trung từng đoạn để chuyển về trạm xử lý nước thải.
Nhưng thiết nghĩ, đó chỉ là giải pháp cần thiết tức thời để cải tạo sông Tô Lịch, muốn cho dòng sông này được như cái tên của nó thì mỗi người dân thủ đô, nhất là những hộ dân sống xung quanh hai bên bờ sông cần phải có ý thức bảo vệ môi trường chung, không vứt rác thải xuống lòng sông hay hai bên bờ. Một khi dòng sông bị ô nhiễm trở lại thì chính họ phải gánh hậu quả ấy trước tiên và nặng nề nhất.
Chỉ cần mỗi người tự ý thức được điều đó thì đỡ tốn bao nhiêu tiền của và công sức của nhà nước, của nhân dân…

 
 


Loading






© 2006 - 2024 Tác giả Website: PGS. TS. Ngô Đăng Hải
Tel. 0912151203
Website:
http://www.hiendaihoa.net
E-mail: ngodanghai@yahoo.com, ngodanghai@tlu.edu.vn